Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Lệnh cấm nhập khẩu uranium của Nga 'gây bão' trên thị trường năng lượng
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Văn Học
Nhà lưu niệm Kim Lân - một cõi riêng giản dị
Những người con của cố nhà văn Kim Lân đang chung tay xây dựng một góc nhỏ, để lưu giữ những kỷ vật đơn sơ, nhuộm màu thời gian của nhà văn một đời áo nâu, guốc mộc.

 


Làm nhà tưởng niệm là mong muốn của nhà văn Kim Lân lúc sinh thời, cũng là ước nguyện của các con. Nhưng phải đến gần 4 năm sau khi ông mất, cõi riêng của cố nhà văn mới được xây dựng, trên tầng thượng căn nhà của cô con gái cả - họa sĩ Nguyễn Thị Hiền.


 











Nhà văn Kim Lân. Ảnh tư liệu.

 


“Thầy không muốn nghênh ngang ở phủ”


 


Phủ đây là Phủ Thành Chương - cơ ngơi nổi tiếng của con trai trưởng nhà văn. Họa sĩ Nguyễn Thị Hiền cho biết, ban đầu, mấy anh chị em định làm nhà lưu niệm bố tại căn nhà số 6 Hạ Hồi - nơi gắn liền với tên tuổi của nhà văn Kim Lân. Tuy nhiên, sau khi ông mất (2007), căn nhà không có người trông coi, nên gia đình đã bán đi. Kỷ vật, đồ đạc, di cảo của nhà văn được chuyển về Phủ Thành Chương để người con trưởng trông coi. Các con Kim Lân cũng hy vọng, đây sẽ là nơi dựng nhà lưu niệm cho nhà văn. Hơn 3 năm khi ông qua đời, cõi riêng tưởng nhớ Kim Lân vẫn chưa được xây dựng. Nhưng đây là khoảng thời gian cần thiết để các con của Kim Lân suy nghĩ lại về địa điểm làm nhà lưu niệm cho bố.


 


Họa sĩ Nguyễn Mạnh Đức - con trai nhà văn - cho biết, đặt nhà lưu niệm Kim Lân trong phủ có lẽ không hợp, bởi "lúc còn sống, thầy tôi từng chia sẻ: 'Thầy là nhà văn của những người nghèo khổ, của làng quê. Thầy không muốn lúc chết lên nghênh ngang ở phủ. Phủ là vinh dự của Chương chứ không phải của thầy”.


 


Hơn nữa, theo anh Đức, Phủ Thành Chương bán vé vào cổng. Nếu nhà lưu niệm đặt trong phủ, người yêu mến Kim Lân muốn ghé thăm, ắt phải mua vé. Những người con của nhà văn không muốn bị dị nghị rằng mang bố ra làm kinh doanh.


 


Vì vậy, dù không có ý kiến của họa sĩ Thành Chương, những người con của nhà văn vẫn thống nhất dựng cõi riêng cho ông trên tầng 4, ngôi nhà ở phố Trần Khát Chân của nữ họa sĩ Nguyễn Thị Hiền. Đây cũng là nơi con cháu nhà văn tụ họp mỗi ngày giỗ Tết.


 


Nơi tưởng niệm nhà văn sẽ là một căn nhà sàn nhỏ, đặt ngay trên tầng thượng ngôi nhà, do chính con trai ông, họa sĩ Nguyễn Mạnh Đức thiết kế. Toàn bộ kỷ vật của Kim Lân sẽ được lưu giữ ở đây. Ngoài ra, nữ họa sĩ còn tạo một ban công nhỏ, trồng cây, nuôi cá, chăm chim - những thú vui tao nhã của bố chị lúc sinh thời. Dự kiến, nhà tưởng niệm sẽ hoàn thành trước ngày giỗ thứ tư của nhà văn vào tháng 7 tới. Gia đình chị hy vọng, đây trước hết sẽ là nơi tìm về cho con cháu, sau đó là cho đồng nghiệp, bạn bè và những độc giả yêu mến Kim Lân.


 


‘Bố dạy chúng tôi trước hết phải làm người tử tế’


 











Một góc phòng tưởng niệm nhà văn Kim Lân. Ảnh: L.H.

 


Đến thăm ngôi nhà của nữ họa sĩ trên phố Trần Khát Chân, thấy mọi thứ còn rất ngổn ngang. Ngôi nhà không thực sự rộng rãi, lại càng như chật hẹp hơn bởi những bộ sưu tập tranh ảnh, đồ gốm của nữ chủ nhân. Nhưng trên tầng 4, nơi dành riêng cho cố nhà văn, được chị sắp xếp rất gọn gàng. Nhà văn Kim Lân hầu như sống cả cuộc đời thanh đạm, giản dị. Bước chân vào nhà lưu niệm của ông, người ta dễ nhận thấy màu thời gian in hằn lên từng đồ vật, trên chiếc gậy mòn vẹt, chiếc tủ áo cũ kỹ hay cái áo khoác sờn màu. Ông ưa cuộc sống đơn sơ như vậy, ưa mặc áo nâu sồng, ưa guốc mộc với quạt nan. Chỉ chiếc tủ sách và mấy bộ quần áo cũ của nhà văn, chị Hiền nói nhỏ: “Đồ đạc của cụ đấy, thương chưa?”. Rồi chị kể: “Thế mà lúc còn sống, thầy tôi còn hỏi ‘Lúc thầy chết đi, con muốn thầy để lại cho con cái gì?'. Thầy mẹ tôi thì có của nả gì đâu mà để lại”.


 


Nhưng nữ họa sĩ và các em chị hiểu rằng, bố mẹ đã để lại cho họ một di sản vô giá. Đó là nhân cách sống, là quan niệm độc lập trong sáng tạo nghệ thuật. Trong số 7 người con của nhà văn, có đến 5 người là họa sĩ với những tên tuổi nổi tiếng như Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Thành Chương, Nguyễn Mạnh Đức… Họ đều đã vượt thoát khỏi cái bóng của cha mình. Nhưng khi nói về ông, những đứa con nay đã ngũ lục tuần này đều như còn rất nhỏ dại. “Con cái có thể không kế nghiệp được cha mẹ. Nhưng tôi tin, nếp nhà, nhân cách của những người làm cha mẹ dù ít hay nhiều đều sẽ ăn sâu vào những đứa con và theo chúng cả cuộc đời. Chị em tôi, có người thành danh, người bình thường, nhưng đều là người tử tế. Thầy tôi từng dạy, các con muốn làm gì thì trước hết phải làm người tử tế đã”.


 


Trong ký ức của họa sĩ Nguyễn Mạnh Đức, Kim Lân là người cha rất nghiêm khắc trong việc rèn giũa các con. Những ngày hè, con ông chỉ có vài ba ngày nghỉ. Thời gian còn lại, ông khuyến khích các con tập vẽ, đi dã ngoại.


 


Họa sĩ Nguyễn Thị Hiền kể thêm: “Khi đã 19-20 tuổi, bố vẫn kèm cặp tôi rất sát sao. Tôi đang vẽ mà có bạn trai ngấp nghé là ông nói thẳng: “Yêu cầu anh về ngay để cho cháu nó còn vẽ”.


 


Ngoài yếu tố tài hoa được kế thừa từ người cha nổi tiếng, thành công của những đứa con của nhà văn còn nhờ vào sự định hướng đúng đắn của ông. Chị Hiền cho biết: "Thầy tôi dạy, khi học, con phải nắm thật vững kỹ thuật hội họa. Nhưng khi sáng tạo, con phải là chính mình”.


 


Nhưng, nữ họa sĩ ngậm ngùi, cái quan điểm "luôn là chính mình" của Kim Lân đã có những lúc không thể thực hiện nổi trong cuộc đời sáng tạo của ông. Đó là nguyên nhân mà những năm cuối đời, ông không viết nữa, dù những câu chuyện, những nhân vật vẫn luôn đầy ắp trong cái đầu bận rộn của ông.


 


Lưu Hà

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật (20-04-2024)
    Cần đảm bảo quyền lợi cho mọi học sinh trường Quốc tế Mỹ (11-04-2024)
    Học ngành Sư phạm tiếng Trung có lo thất nghiệp? (10-04-2024)
    Hơn 101.000 học sinh tập dượt cho kỳ thi TN THPT đầu tiên của Chương trình mới (12-03-2024)
    TP Hồ Chí Minh: Phụ huynh 'nín thở' chờ thông tin thi khảo sát vào lớp 6 trường chuyên (08-03-2024)
    Nữ sinh Việt thi đâu thắng đó, tốt nghiệp đại học Séc với GPA cao nhất lịch sử (06-03-2024)
    Sự trỗi dậy của các câu lạc bộ sách dành cho giới trẻ (29-02-2024)
    Ai được dự thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội? (18-02-2024)
    Nữ sinh Tây Nguyên phá kỷ lục siêu trí nhớ thế giới (15-02-2024)
    Nữ sinh Hà Nội bị cắt quần do không mặc đồng phục, nhà trường nói gì? (21-01-2024)
    Nam sinh Phú Yên giành vé đầu tiên vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2024 (07-01-2024)
    Chính thức bỏ thi thăng hạng viên chức (15-12-2023)
    Tiến sỹ ngân hàng bị lừa hơn 470 triệu đồng mà không dám kêu ai (14-12-2023)
    Nhà văn Di Li: Tôi mất 15 năm để ngẫm nghĩ về 'Tật xấu người Việt' (09-12-2023)
    79 công trình khoa học được vinh danh trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam (06-12-2023)
    Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm Đại học Kyushu của Nhật Bản (30-11-2023)
    Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của người Ê Đê ở Tây Nguyên (19-11-2023)
    Sau một tuần mở cổng đăng ký: 'Đấu trường' trí tuệ nhân tạo hàng đầu Việt Nam thu hút hơn 700 đội thi (13-11-2023)
    Việt Nam có nữ giáo sư Toán học thứ 3 (07-11-2023)
    Giáo sư, phó giáo sư trẻ nhất vừa được công nhận năm 2023 là ai? (06-11-2023)

Các bài viết cũ:
    Nguyễn Văn Thọ: ‘Đừng viết chỉ để thể hiện bản thân’ (24-04-2011)
    Tọa đàm về thơ Hoàng Cầm (21-04-2011)
    Thư viện hơn 100 tuổi của Mark Twain bị đóng cửa (17-04-2011)
    Bộ trưởng Pháp bị giễu ‘thiếu hụt kiến thức văn học’  (09-04-2011)
    Nhà văn Di Li: ‘Hãy sống như bạn đang… hấp hối’ (02-04-2011)
    Bài học giản dị từ 'Rapunzel - Công chúa tóc mây' (31-03-2011)
    Tài tử 'The Hangover' và 'tiểu thư Jones' chia tay (18-03-2011)
    Nhật Bản chưa biết nhiều đến văn học Việt Nam  (10-03-2011)
    ‘Cô gái quàng khăn đỏ’ và câu chuyện đằng sau cổ tích (09-03-2011)
    Sách điện tử lấn át sách giấy tại Nga (01-03-2011)
    Hadley Richardson - người vợ đầu bị ruồng bỏ của Hemingway (24-02-2011)
    'Chuyện xưa tích cũ' trong truyện ngắn VN hiện đại (1) (18-02-2011)
    Sách tiết lộ người Ba Lan đào trộm mồ dân Do Thái (15-02-2011)
    Nhà văn Tô Hoài: Món gì cũng chán, chỉ ngon món rượu (07-02-2011)
    Một sự công nhận dành cho thể loại tản văn (21-01-2011)
    ‘Dị hương’ chiến thắng tuyệt đối tại giải Văn học 2010 (18-01-2011)
    ‘Nhà văn lên báo nhiều không có nghĩa là PR tốt’ (10-01-2011)
    'Mật mã Da Vinci', 'Harry Potter' bán chạy nhất ở Anh (05-01-2011)
    Văn học cổ điển ‘phục hưng’ nhờ sách điện tử (30-12-2010)
    Tìm tiêu chí tôn vinh dịch giả và biên tập viên  (28-12-2010)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152859589.